Tiêu chí chính Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty)

Một công ty, tập đoàn, tổ chức, đội, tôn giáo, nhóm, sản phẩm, hay dịch vụ được coi là nổi bật nếu nó được các nguồn thứ cấp nói đến một cách đáng kể. Các nguồn này phải là nguồn đáng tin cậy, và độc lập với chủ đề. Cũng cần xem xét độ sâu của bài viết của nguồn sơ cấp về chủ đề. Nếu nội dung không thật sâu, thì cần chú dẫn đến nhiều nguồn độc lập để xác lập độ nổi bật. Nếu nguồn thứ cấp chỉ nói đến chủ đề một cách hời hợt hay tình cờ, thì nguồn này không đủ để xác lập độ nổi bật. Ngoài ra, cũng cần xét đến độc giả của nguồn; bằng chứng về sự quan tâm của các phương tiện truyền thông quốc tế, quốc gia, hoặc ít nhất là trong khu vực, là một dấu hiệu mạnh về sự nổi bật, còn việc chỉ được truyền thông địa phương quan tâm không phải là một dấu hiệu về sự nổi bật. Một khi độ nổi bật đã được xác lập, ta có thể dùng nguồn sơ cấp để kiểm chứng một số nội dung trong bài.

Các "nguồn thứ cấp" trong các tiêu chí sau bao gồm các tác phẩm đáng tin cậy được công bố ở mọi hình thức, chẳng hạn như báo chí, sách, phim tài liệu truyền hình, và các báo cáo mà các tổ chức quan sát tiêu dùng (consumer watchdog organizations) đã công bố[1] ngoại trừ các dạng sau:

  • Thông cáo báo chí (press release); hồi ký tự truyện (autobiography); quảng cáo công ty, tập đoàn, tổ chức, nhóm; và các xuất bản phẩm khác mà trong đó công ty, tập đoàn, tổ chức, hay nhóm tự nói về mình—dù được chính công ty, tập đoàn, tổ chức, hay nhóm xuất bản hay được người khác in lại.[2] Các tài liệu tự xuất bản, hoặc được xuất bản theo chỉ dẫn của chủ đề bài viết, được xếp vào loại nguồn sơ cấp và thuộc phạm vi của các quy định khác.
  • Các ấn bản phẩm chỉ chứa các nội dung hời hợt; chẳng hạn như các bài báo chỉ nói đến thời gian hẹn gặp hoặc tăng giờ mua bán, hoặc các danh bạ điện thoại, địa chỉ và danh mục doanh nghiệp.

Liên quan